Social Icons

Pages

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Mô hình Doji và cách hình thành mô hình Doji

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
BÀI 7: MÔ HÌNH DOJI, CÁCH HÌNH THÀNH MÔ HÌNH DOJI

I. Giới thiệu mô hình Doji:

Doji là dạng nến có thân nhỏ, thường nhỏ hơn so với các dạng nến khác tại khu vực hình thành nến Doji. Vì Doji thường có phạm vi thân nến (nơi mà giá mở cửa không bằng với giá đóng cửa) khá hẹp nên cũng sẽ có Doji xanh (trắng) và Doji đỏ (đen). Màu sắc thì không quan trọng trong quá trình hình thành Doji. Nói tóm lại thì Doji đỏ không khác gì so với Doji xanh. 
Cần chú ý rằng Doji là dấu hiệu thể hiện sự thiếu quả quyết giữa nhà đầu cơ giá lên và nhà đầu cơ giá xuống khiến cho giá mở cửa và giá đóng cửa ít chênh lệch nhau song không ám chỉ quả quyết rằng thị trường đảo chiều. Đôi khi Doji xuất hiện tại những thời điểm thị trường nghỉ ngơi sau một xu thế đi lên hoặc đi xuống rõ nét và sau khi nghỉ ngơi thì thị trường tiếp tục xu hướng cũ. Tuy nhiên đôi khi Doji báo hiệu xu hướng chính của thị trường mất dần sức mạnh và ám chỉ sự chốt lời là điều cần thiết.

II. Cách hình thành Doji trong ngày:


Mô hình Doji hình thành khi giá mở cửa và giá đóng cửa gần hoặc bằng nhau. Điều này thể hiện sự thiếu quả quyết của người tham gia thị trường. Sau khi mở cửa, nhà đầu cơ giá lên đẩy giá cao hơn nhưng sau đó bị bác bỏ bởi nhà đầu cơ giá xuống khiến giá bị đẩy xuống. Tuy nhiên nhà đầu cơ giá xuống không thể duy trì giá thấp hơn nữa và nhà đầu cơ giá lên lại đẩy giá trở lại vùng giá mở cửa (Dạng 1).


Tất nhiên Doji có thể được hình thành khi giá đi xuống trước rồi sau đó tăng cao hơn, song dù thế nào thì xu hướng thị trường trở về nơi mở cửa.



III. Một số loại Doji:


Doji có nhiều loại song phố biến nhất là các dạng Doji chuồn chuồn (Dragonfly Doji), Doji bia đá (Gravestone Doji), Doji chân dài (Long Legged Doji), Four Price Doji, Doji phương nam (Southern Doji) và Doji phương bắc (Northern Doji).

Một dạng khác của Doji là “Doji Cross” hay “True Doji” hình thành khi giá mở cửa bằng với giá đóng cửa. Đây là dạng nến thực chất nhất trong số các Doji và nó cho thấy giai đoạn thị trường sắp đảo chiều. Khi dạng nến này xuất hiện sau một xu hướng tăng giá thì nó được xem là dấu hiệu thị trường tạo đỉnh tiềm năng và khi nó xuất hiện sau một xu hướng giảm giá thì nó được xem là dấu hiệu thị trường tạo đáy tiềm năng.


Thân nến Doji thường là vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nếu bạn thấy nhiều Doji xếp thành một hàng thì nên tính mức trung bình của các thân nến Doji để tìm vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Và một hàng Doji thường là dấu hiệu đảo chiều khá tin cậy. 

Nguồn: http://vnexim.com.vn/forum/bai-viet/16455-PTKT-Bai-7-Mo-hinh-Doji-va-cach-hinh-thanh-mo-hinh-Doji#ixzz3YaI7YPtK

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Blogger Templates