PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Bài14 : Giới thiệu khái quát các chỉ báo Phân tích kỹ thuật
1. Khái niệm chỉ báo kỹ thuật (Technical Indicator):
Chỉ báo kỹ thuật là kết quả tính toán dựa trên giá và/hoặc khối lượng giao dịch và kết quả đó được sử dụng để dự báo những thay đổi về giá.
Chỉ báo kỹ thuật có tên gọi như vậy để phân biệt với các chỉ báo liên quan đến vấn đề phân tích cơ bản như thu nhập, doanh thu, lợi nhuận, chỉ báo kinh tế… Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng chủ yếu bởi các nhà giao dịch ngắn hạn. Đối với nhà đầu tư dài hạn thì hầu hết các chỉ báo kỹ thuật ít có giá trị hơn. Lợi ích hiệu quả nhất của các chỉ báo kỹ thuật đối với nhà đầu tư dài hạn ở chỗ nó giúp xác định các điểm vào trạng thái và thoát trạng thái đối với thị trường chứng khoán khi phân tích xu thế dài hạn.
2. Phân loại chỉ báo kỹ thuật:
Chỉ báo kỹ thuật có thể được chia thành vài loại theo loại dữ liệu mà chỉ báo được tính toán: chỉ báo dựa trên giá, chỉ báo dựa trên khối lượng, chỉ báo tăng/giảm (Advance/Decline) dựa trên dữ liệu tăng/giảm và chỉ báo kết hợp dựa trên giá và khối lượng giao dịch hoặc giá và dữ liệu tăng/giảm. Cách phân loại cũng khá phổ biến là dựa trên sự ám chỉ hoặc loại tín hiệu mà chỉ báo tạo ra:
(1) Chỉ báo dẫn đường (Leading Technical Indicators) là chỉ báo báo hiệu khả năng đảo chiều của xu thế giá trong tương lai. Các chỉ báo dẫn đường thường là các chỉ báo kỹ thuật dựa trên khối lượng giao dịch.
(2) Chỉ báo theo sau (Lagging Technical Indicators) là chỉ báo đi theo sự thay đổi về xu hướng của giá vì thế còn được gọi là chỉ báo theo xu hướng (Trend-following Indicators). Các chỉ báo này gồm Stochastic, MACD …
(3) Chỉ báo thông tin (Informational Technical Indicators) là chỉ báo không dự đoán cũng không đi theo một xu hướng mà chỉ miêu tả thị trường, chỉ số hoặc công cụ tài chính. Các chỉ báo thông tin gồm những chỉ báo như ATR, VIX, ADX được sử dụng để đo sức mạnh của một xu hướng và xác định thị trường không rõ xu hướng (sideways) và một số chỉ báo khác được sử dụng để đo tính biến động.
Một cách phân loại phổ biến nhất như sau:
(1) Chỉ báo xu hướng (Trend Indicators) được dùng để xác định hướng đi và xu thế giá tương lai.
1. Moving Average (MA).
2. MACD.
3. TRIX
4. Parabolic SAR.
5. Directional Movement System
6. Commodity Channel Index (CCI)
(2) Chỉ báo xung lượng (Momentum Indicators) được dùng để xác định tốc độ thay đổi của giá.
1. Relative Strength Index (RSI).
2. Rate of Change (Price).
3. Momentum.
4. Stochastic.
5. Williams %R.
(3) Chỉ báo khối lượng giao dịch (Volume Indicators) được dùng để xác nhận sức mạnh xu thế.
1. Volume Oscillator.
2. On Balance Volume (OBV).
3. Chaikin Oscillator.
4. Money Flow Index.
5. Compare Range and Volume.
(4) Chỉ báo tính biến động (Volatility Indicators) được dùng để xét đoán sức mạnh của xu thế và các điểm phá vỡ (breakout).
1. Bollinger Bands.
2. Volatility.
3. Chaikin Volatility.
4. Volatility Ratio.
5. Average True Range (ATR).
Trong phạm vi này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu khoảng 10 chỉ báo cơ bản như MA, MACD, Parabolic SAR, RSI, Momentum, Stochastic, William %R, Volume Oscillator, Bollinger Bands, ATR.
(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét