Social Icons

Pages

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Điểm Pivot và cách xác định hỗ trợ và kháng cự dựa trên điểm Pivot

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Bài 5: ĐIỂM PIVOT VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ DỰA TRÊN ĐIỂM PIVOT

I. Khái niệm điểm Pivot:

Điểm Pivot là một mức giá được xem là quan trọng vì giá thị trường không thể vượt qua nó hoặc vì một sự gia tăng bất ngờ về khối lượng giao dịch đi kèm một dao động mạnh qua mức giá đó. Với vai trò là một chỉ báo kỹ thuật, điểm Pivot tương tự như mức kháng cự hoặc mức hỗ trợ. Nếu giá bị vượt qua thì điểm phá vỡ (breakout) dự kiến xảy ra. 
Điểm Pivot được xem là mức hỗ trợ hoặc kháng cự chính mà tại đó xu hướng chính được sinh ra.

II. Cách tính điểm Pivot:

1. Cách 1: Điểm Pivot là trung bình của giá cao nhất (high), giá thấp nhất (low) và giá đóng cửa (close) của ngày hôm trước: 

P=(H+L+C)/3 

Trong đó: 
P: Điểm Pivot 
H: giá cao nhất của ngày hôm trước 
L: giá thấp của ngày hôm trước 
C: giá đóng cửa ngày hôm trước

2. Cách 2: 

P = ((Today's O) + Yesterday's (H + L + C)) / 4 

Trong đó: (Today's O): là giá mở của ngày hôm nay. 
Yesterday's (H + L + C): là tổng giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa ngày hôm trước. 

III. Cách xác định hỗ trợ và kháng cự dựa trên điểm Pivot:

Có nhiều phương pháp tính mức hỗ trợ và kháng cự dựa trên điểm Pivot. Sau đây là 3 phương pháp phổ biến nhất:

1. Phương pháp cổ điển:

R1 = (P x 2) - L
R2 = P + (H - L) = P + (R1 - S1)
R3 = H + 2 x (P - L) 
S1 = (P x 2) - H
S2 = P - (H - L) = P - (R1 - S1) 
S3 = L - 2 x (H - P) 

Trong đó:
S1, S2, S3: các mức hỗ trợ thứ nhất, thứ hai và thứ ba
R1, R2, R3: các mức kháng cự thứ nhất, thứ hai và thứ ba

2. Phương pháp của Woodie:

P = (H + L + 2 x C) / 4 
R1 = (2 x P) - L 
R2 = P + H - L 
S1 = (2 x P) - H 
S2 = P - H + L 

3. Phương pháp của Camarilla:

R4 = (H - L) x 1.1 / 2 + C 
R3 = (H - L) x 1.1 / 4 + C 
R2 = (H - L) x 1.1 / 6 + C 
R1 = (H - L) x 1.1 / 12 + C 
S1 = C - (H - L) x 1.1 / 12 
S2 = C - (H - L) x 1.1 / 6 
S3 = C - (H - L) x 1.1 / 4 
S4 = C - (H - L) x 1.1 / 2 

4. Phương pháp Fibonacci:

R = Yesterday_High - Yesterday_Low (R là biên độ được tính bằng khoảng cách giữa mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất của phiên hôm qua)
P = (Yesterday_High + Yesterday_Low + Yesterday_Close)/3
R3 = P + (R x 1.000);
R2 = P + (R x 0.618);
R1 = P + (R x 0.382);
S1 = P - (R x 0.382);
S2 = P - (R x 0.618);
S3 = P - (R x 1.000); (trong đó dấu x là dấu nhân).

Trong các phương pháp trên thì phương pháp cổ điển được sử dụng nhiều nhất.

IV. Sử dụng điểm Pivot:

Khi tính điểm Pivot thì chính điểm Pivot là mức hỗ trợ hoặc kháng cự chính. Điều này có nghĩa là dao động giá lớn nhất được kỳ vọng xảy ra tại mức giá Pivot này. Các mức hỗ trợ và kháng cự khác có ít mức độ quan trọng hơn nhưng vẫn có thể tạo ra những dao động giá quan trọng.

Điểm Pivot có thể được sử dụng theo 2 cách. Cách thứ nhất là để quyết định xu hướng chung của thị trường. Nếu mức giá tại điểm Pivot bị phá vỡ trong một xu hướng tăng giá thì thị trường theo xu thế đầu cơ giá lên và ngược lại. Tuy nhiên cần chú ý rằng điểm Pivot là chỉ báo xu hướng ngắn hạn, có tác dụng chỉ trong một ngày cho đến khi nó cần được tính toán lại. Cách thứ 2 là sử dụng các mức giá tại điểm Pivot để vào và đóng trạng thái. Chẳng hạn, một nhà giao dịch có thể vào lệnh mua giới hạn để mua 100 ounce vàng nếu giá phá vỡ một mức kháng cự. Tương tự nhà giao dịch đó có thể đặt lệnh dừng lỗ cho giao dịch của mình nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ

Nguồn: http://vnexim.com.vn/forum/bai-viet/16453-PTKT-Bai-5-Diem-Pivot-va-cach-xac-dinh-ho-tro-va-khang-cu-dua-tren-diem-Pivot#ixzz3YUKP7TJH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Blogger Templates